Tên chương trình đào tạo: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tên tiếng anh: INFORMATION TECHNOLOGY
Mã ngành: 7480201
Tên chuyên ngành:
Công nghệ phần mềm.
Kỹ thuật Mạng máy tính.
Hệ thống thông tin.
Loại hình đào tạo: Chính quy
Hình thức đào tạo: Tập trung (Thời gian đào tạo: 4,5 năm)
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin (KS CNTT) với 3 chuyên ngành chính: Công nghệ phần mềm; Kỹ thuật mạng máy tính; Hệ thống thông tin với chất lượng cao; Có kiến thức lý luận chính trị, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức công nghệ cơ sở, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thành thạo; Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn; Có phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt; Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tình thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp, trung thực, khoa học, thân thiện với đồng nghiệp; Có khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu công việc có chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực lĩnh vực CNTT trong nước và quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Ký hiệu | Mục tiêu cụ thể |
1. Kiến thức | |
MT1 | Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học cơ bản, hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng Việt Nam; Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội phù hợp với ngành; Luật công nghệ thông tin hiện hành. |
MT2 | Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyện ngành về lĩnh vực CNTT như: Kiến thức về lập trình; Kiến trúc hệ thống mạng máy tính, quản trị hệ thống thông tin; Thiết kế đồ họa; xử lí số liệu; các thuật toán, lập trình website, quản trị web, quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình web .… nhằm phục vụ tốt cho chuyên ngành. |
MT3 | Có kiến thức chuyên môn sâu về chuyên ngành như: 1. Kiến thức sâu về quy trình phát triển phần mềm, về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin; Kiến thức về lập trình hướng đối tượng; Biết lập trình mạng, lập trình SQL; Bảo mật máy tính, mạng máy tính; Phát triển một hệ thống phần mềm ứng dụng trong thực tế. 2. Kiến thức về các kĩ thuật mới trong lĩnh vực mạng máy tính. Kiến thức phân tích, thiết kế, cài đặt, quản lí, bảo trì và khai thác tốt các hệ thống mạng và truyền thông. Kiến thức về cách xây dựng, quản trị, bảo mật, bảo dưỡng hệ thống mạng. Kiến thức về phân tích thiết kế, xây dựng, quản trị một hệ thống thông tin. |
MT4 | Sinh viên có kiến thức về quy trình thiết kế, xây dựng, phát triển dự án phần mềm hoàn chỉnh; Biết cách thu thập, phân tích yêu cầu khách hàng và sử dụng các công cụ lập trình sẵn có để xây dựng phần mềm phù hợp yêu cầu; Kiến thức về cách vận hành, bảo trì phần mềm; tổ chức, quản lý đảm bảo chất lượng phần mềm; Biết cách tư vấn các giải pháp Công nghệ thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp; Kiểm thử và bảo trì hệ thống. Làm tài liệu và hướng dẫn sử dụng hệ thống. Quản lí tốt một dự án phần mềm vừa và nhỏ. |
Kỹ năng | |
MT5 | Có kỹ năng cơ bản như: Cài đặt, khai thác và sử dụng phần mềm ứng dụng đặc biệt là ứng dụng văn phòng; Sử dụng thành thạo các chức năng của Hệ điều hành; Sử dụng thành thạo Internet cũng như công cụ search engine để tìm kiếm và khai thác thông tin; Sử dụng công cụ để thiết kế và lập trình web; Biết sử dụng mã nguồn mở cho việc tạo một trang web theo yêu cầu, lập trình ứng dụng quản lý. |
MT6 | Trong quá trình học tập, rèn luyện sinh viên còn đạt được một số kỹ năng mềm cơ bản như sau: Có tư duy và kỹ năng làm việc độc lâp̣; Kỹ năng làm việc theo nhóm: hình thành và lãnh đạo nhóm; Tạo động lực làm việc và phát triển nhóm; Có khả năng làm việc với các nhóm khác nhau; Có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt; Có kỹ năng lập kế hoạch để nâng cao hiệu quả công việc; Có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, khoa học. Có khả năng hòa nhập và thích ứng với môi trường nghề nghiệp. |
MT7 | Sinh viên đạt được kỹ năng chuyên ngành Công nghệ phần mềm như: Có thể tham gia các công đoạn của một qui trình phát triển phần mềm. Quản trị, thiết kế, cài đặt và bảo trì hệ thống mạng cục bộ, mạng diện rộng cho đơn vị. Quản lý, khai thác hệ thống thông tin và dữ liệu. Xây dựng, quản lý hệ thống mạng. Có kỹ năng nghiên cứu dữ liệu nhằm khai thác những thông tin cho các hoạt động kinh doanh. Kết hợp những nguyên tắc và phương pháp thực hành của các lĩnh vực toán học, thống kê, trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật máy tính để phân tích khối lượng lớn dữ liệu. |
MT8 | Sinh viên đạt được kỹ năng chuyên ngành Kỹ thuật mạng máy tính cơ bản như sau: Phân tích và tư vấn thiết kế một hệ thống mạng máy tính. Vận hành, quản trị hệ thống mạng. Kiểm thử và bảo trì hệ thống mạng. Đánh giá hiệu năng của hệ thống mạng. Lập trình hệ thống mạng. Bảo mật mạng máy tính và xây dựng phương án chống tấn công, xâm nhập. Xử lý sự cố hệ thống. Nắm và hiểu được nguyên lý xử lý và truyền dữ liệu. Nắm được công nghệ Internet of things hiện đại. Nắm được công nghệ truyền thông đa phương tiện, công nghệ mạng viễn thông. |
MT9 | Sinh viên đạt được kỹ năng chuyên ngành Hệ thống thông tin như sau: Thực hiện tốt các kĩ thuật thu thập, biến đổi, truyền và lưu trữ dữ liệu và thông tin. Có kĩ năng phân tích và thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu ứng với từng bài toán cụ thể. Có kĩ năng khai phá tốt các thông tin thu thập được cũng như phân tích kết quả trả về của hệ thống để tìm ra lời giải cho vấn đề. Có thể xây dựng, quản lý một hệ thống thông tin hiện đại trong thực tế hiện nay. |
3. Thái độ | |
MT10 | Tuân thủ việc hành nghề theo pháp luật, chính sách của Nhà nước trong công tác nghề nghiệp. Có ý thức trách nhiệm công dân; Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; Có khả năng làm việc nhóm; Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; |
MT11 | Luôn có thái độ sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, cư xử đúng mực với cấp trên; nhiệt tình, ham học hỏi, năng động, sáng tạo và có tinh thần tập thể nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, có thái độ ứng xử đúng mực với khách hàng; Có tinh thần yêu khoa học, khách quan, trung thực, chính xác; Có ý thức việc học tập suốt đời. |
4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp | |
MT12 | Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin, người học có khả năng làm các vị trí công việc như: 1. Đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin của đơn vị; 2. Có thể trở thành lập trình viên tham gia vào các dự án gia công phần mềm của doanh nghiệp; 3. Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin; 4. Đảm nhận thực hiện các vị trí việc làm đặc biệt: Kỹ sư mạng, kỹ sư an ninh mạng, chuyên viên phân tích mạng/hệ thống, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật, nhân viên quản trị mạng, chuyên viên bảo trì mạng, kiến trúc sư mạng, kỹ sư công nghệ phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống phần mềm… 5. Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo; 6. Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học trong nước và nước ngoài. 7. Khởi nghiệp thành lập Công ty sáng lập về lĩnh vực công nghệ thông tin; Cung cấp giải pháp công nghệ thông tin; 8. Thành lập các doanh nghiệp cung cấp về giải pháp, thiết bị thông minh trong các lĩnh vực kỹ thuật khác như: Kỹ thuật xây dựng hệ thống nhà thông minh, hệ thống ứng dụng nông nghiệp; Hệ thống quản lý xử lý trong chăn nuôi;… |
5. Trình độ ngoại ngữ, tin học | |
MT13 | Chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ khi xét tốt nghiệp, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau: Ngành Công nghệ thông tin chương trình trong nước có trình độ tiếng Anh IELTS 4.5 (hoặc tương tương); Chương trình liên kết với đại học nước ngoài có trình độ tiếng Anh: IELTS 6.0 (hoặc tương tương). |
MT14 | Công nhận đạt chuẩn đầu ra tin học khi xét tốt nghiệp, sinh viên phải đáp ứng một trong những điều kiện sau: 1. Sinh viên phải đạt tin học tối thiểu Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản do game bài đổi thuong cấp hoặc do các đơn vị đủ điều kiện thi và cấp chứng chỉ theo Thông báo số 538/QLCL-QLVBCC ngày 20/05/2019 của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 3 năm tính từ ngày có quyết định công nhận đạt chuẩn đầu ra đến ngày xét tốt nghiệp. 2. Sinh viên có bằng cao đẳng, đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin. |
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (CĐRC)
Ký hiệu | Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo |
1. Chuẩn về kiến thức | |
CĐRC1 | Sử dụng các kiến thức lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng cho trong lĩnh vực hoạt động của ngành CNTT. 1. Sử dụng Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin nhằm đào tạo các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ chuyên môn, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. 2. Sử dụng sự hiểu biết và vận dụng được kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có hiểu biết về Pháp luật Việt Nam; Hiểu biết về An ninh Quốc phòng; Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất. 3. Sử dụng khả năng vận dụng các kiến thức toán học và khoa học cơ bản vào học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 4. Sử dụng các kỹ thuật, ngôn ngữ, công cụ lập trình, biết cách phân tích thiết kế thuật toán, phân tích yêu cầu thực tế, xây dựng, quản trị ứng dụng. 5. Sử dụng các kỹ thuật phân tích thiết kế hệ thống thông tin, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp hệ thống, xây dựng phần mềm. 6. Sử dụng các kiến thức về mạng máy tính, an toàn thông tin và an ninh mạng, vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin. |
2. Kỹ năng | |
CĐRC2 | Đánh giá kỹ năng đạt được dựa trên sự đo lường, phân tích, đánh giá, lập các kế hoạch (đề án, dự án) phục vụ chuyên ngành; thực hiện, hướng dẫn các đề tài nghiên cứu phát triển các ứng dụng CNTT dựa trên tính ứng dụng thực tiễn của hệ thống. 1. Có kỹ năng phân tích một vấn đề, xác định các yêu cầu, từ đó thiết kế, xây dựng và kiểm thử một chương trình, một phần mềm, một hệ thống để đáp ứng các nhu cầu mong muốn. 2. Có kỹ năng thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Tiếp cận được các công nghệ mạng mới và thành thạo trong vấn đề bảo mật hệ thống mạng. 3. Có kỹ năng đọc hiểu về kiến thức chuyên môn; viết báo cáo kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. 4. Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm. 5. Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Có khả năng ngoại ngữ chuyên ngành để hiểu các văn bản có nội dung gắn với chuyên môn được đào tạo. |
CĐRC3 | Tham gia vào một dự án CNTT thực tiện tại cơ sở, có sự giám sát, hướng dẫn chuyên môn trong quá trình tham gia thực tiễn; Có sự ứng dụng các cơ sở kiến thức cơ sở, chuyên ngành trong quá trình thực hiện. Kết thúc quá trình dự án, phải có sản phẩm chuyên môn và được sự đánh giá công nhận của hội đồng chuyên môn, hoặc người hướng dẫn quá trình thực hiện dự án đó. |
CĐRC4 | Xây dựng các dự án CNTT thực tiễn có ứng dụng chuyên môn. Có ý tưởng sáng tạo, xây dựng kế hoạch thực thi chi tiết, sơ đồ quy trình thực thi từng giai đoạn dự án, có sự đánh giá tính khả thi từng giai đoạn. Quy trình thực hiện có tính khoa học, khả thi. Dự trên nền tảng những kiến thức sơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành. |
CĐRC5 | Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, để thích ứng với yêu cầu thực tế công việc. Xác định mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp dựa trên nhu cầu học tập; Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tạo động lực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực làm việc. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, cập nhật và ứng dụng những tiến bộ công nghệ trong và ngoài nước. Rèn luyện thói quen học tập, nghiên cứu lâu dài và suốt đời. Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng làm việc độc lập trong chuyên môn. |
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm | |
CĐRC6 | Tuân thủ nghề nghiệp theo pháp luật, chính sách của Nhà nước. Có ý thức trách nhiệm công dân, tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Có phẩm chất đạo đức tốt, lòng yêu nghề, tính trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc. Có tinh thần ham học hỏi, nâng cao trình độ. |
CĐRC7 | Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ sư Công nghệ thông tin, với 3 chuyên ngành Công nghệ phần mềm; Kỹ thuật mạng máy tính; Hệ thống thông tin, có thể đảm nhận làm việc tại các vị trí: Chuyên viên phân tích thiết kế phần mềm; Chuyên viên phát triển phần mềm; Chuyên viên kiểm thử phần mềm; Chuyên viên thu thập thông tin yêu cầu khách hàng; Chuyên viên tư vấn giải pháp; Chuyên viên triển khai phần mềm; Chuyên viên quản lý sản phẩm phần mềm tại các công ty giải pháp phần mềm. Chuyên viên tư vấn xây dựng các hệ thống thông tin, quản trị các hệ thống thông tin hoặc quản trị mạng tại các cơ quan, doanh nghiệp. Chuyên viên quản trị hệ thống mạng, Kỹ sư an ninh mạng, Chuyên viên phân tích mạng/hệ thống, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật, Nhân viên quản trị mạng, chuyên viên bảo trì mạng, Kiến trúc sư mạng, Kỹ sư công nghệ phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống phần mềm; Cán bộ, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục có đào tạo ngành Công nghệ thông tin. Tham gia giảng dạy ở các trường đào tạo về Công nghệ thông tin, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu. Chuyên viên quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp. Chuyên viên phụ trách về Tin học tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp…. |
CĐRC8 | Sau khi ra trường, người học có khả năng tự chủ cao. Trong suốt quá trình học tập, người học được rèn luyện tính tự chủ, cách làm việc độc lập, làm việc nhóm nên sau khi ra trường, người học có thể tự làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự học tập nghiên cứu nâng cao trình độ về lĩnh vực CNTT; Có khả năng học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc học và thi các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin của các tổ chức có uy tín trên thế giới. Có thể tiếp tục học bằng đại học thứ 2 của các ngành kinh tế, kỹ thuật trong trường hoặc ngoài trường. Có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sau khi ra trường ở trong nước. Đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình sau đại học ở nước ngoài. |
CĐRC 9 | Người học có khả năng sáng tạo cao trong lĩnh vực chuyên môn. Từ nền tảng kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, cũng như thực tế thực hành thực tập trong suốt quá trình học tập, làm việc, người học còn có khả năng sáng tạo ứng dụng Công nghệ thông tin vào các lĩnh vực như nông nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thông minh, lĩnh vực thương mại, các hệ thống nhúng, …. |
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 150 tín chỉ, chưa bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh.
TT | Khối lượng kiến thức | Tổng số | Số tín chỉ | Tỷ lệ (%) | |||||
Bắt buộc | Tự chọn | ||||||||
I. | I. Tổng khối lượng kiến thức | 150 | 150 | 8 | |||||
1. | 1. Khối kiến thức giáo dục đại cương | 45 | 45 | 0 | 30,0 | ||||
1.1 | Lý luận chính trị | 11 | 11 | 7,3 | |||||
1.2 | Ngoại ngữ | 24 | 24 | 0 | 16,0 | ||||
1.3 | Toán – Khoa học tự nhiên | 10 | 10 | 0 | 6,7 | ||||
2. | 2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 105 | 105 | 8 | 70,0 | ||||
2.1 | Khối kiến thức cơ sở ngành | 31 | 31 | 0 | 20,7 | ||||
2.2 | Khối kiến thức ngành | 43 | 43 | 0 | 28,7 | ||||
2.3 | Khối kiến thức chuyên ngành | 15 | 15 | 0 | 10,0 | ||||
2.3.1 Chuyên ngành Công nghệ phần mềm | 15 | 15 | 0 | 10,0 | |||||
2.3.2 Chuyên ngành Kỹ thuật mạng máy tính | 15 | 15 | 0 | 10,0 | |||||
2.3.3 Chuyên ngành Hệ thống thông tin | 15 | 15 | 0 | 10,0 | |||||
2.4 | Khối kiến thức bổ trợ và kỹ năng mềm | 0 | 0 | 0,0 | |||||
2.5 | Thực thập, khóa luận/Học phần thay thế | 16 | 16 | 8 | 10,7 | ||||
II. | II. Khối kiến thức Giáo dục thể chất | 3 | 3 | ||||||
III. | III. Khối kiến thức Giáo dục quốc phòng – An ninh | 9 | 9 | ||||||
Tổng cộng | 162 | 162 | 8 |
4. Đối tượng tuyển sinh
Theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh của Ttrường Đại học Quang Trung.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
5.1. Quy trình đào tạo
Theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đào tạo trình độ đại học; Quyết định số: 95/QĐ-ĐHQT ngày 24 tháng 06 năm 2021 của Hiệu trưởng game bài đổi thuong , Quy chế đào tạo trình độ đại học và các văn bản hướng dẫn của nhà trường.
5.2. Điều kiện tốt nghiệp
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a. Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b. Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên (thang điểm 4) hoặc 5,00 trở lên (thang điểm 10);
c. Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
d. Trong trường hợp sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian thiết kế của khóa học, sinh viên phải có đơn gửi Phòng Đào tạo & QLSV đề nghị được xét và công nhận tốt nghiệp.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 01 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ.
6. Cách thức đánh giá
Theo Quyết định số: 95/QĐ-ĐHQT ngày 24 tháng 06 năm 2021 của Hiệu trưởng game bài đổi thuong Quy định các biểu mẫu chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy theo tín chỉ và các văn bản hướng dẫn của nhà trường.
♥ Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ để được hướng dẫn, hỗ trợ qua số:
- Hotline: (0256) 2241 037 (Hoặc lãnh đạo Khoa KHMT 090.112.1859 Mr. Vinh)
- Email: [email protected]