Với sự tiến bộ khoa học công nghệ và những biến động kinh tế, hàng loạt những ngành nghề liên tục đạt mức tăng trưởng âm và có nguy cơ biến mất trong tương lai. Trong khi đó, ngành công nghệ sinh học lại được đánh giá là ngành khoa học của tương lai nhờ những ứng dụng vượt trội của nó đến cuộc sống con người.
Theo CareerCast – một cổng thông tin việc làm trực tuyến của Mỹ, nơi cung cấp những cơ hội việc làm theo ngành công nghiệp, chức năng và địa điểm, hàng loạt những các ngành nghề đang có mức tăng trưởng rất thấp, thậm chí đạt số âm. Trong đó tiêu biểu là những nghề với mức tăng trưởng âm như: đưa thư (-28%); Nhân viên đánh máy (-18%); Đọc dữ liệu (-15%); DJ (-11%); Thợ kim hoàn (-11%), Viết đơn bảo hiểm (-11%)…
Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhân lực của tất cả các ngành nghề đều phải đối diện với mức cạnh tranh khốc liệt. Bởi lẽ, họ không chỉ cạnh tranh với các ứng viên khác mà phải liên tục học tập, cập nhật để bắt kịp sự tiến bộ của máy móc và các hệ thống, phần mềm công nghệ cao.
Trong tình hình đó, ngành công nghệ sinh học lại được đánh giá là ngành khoa học của tương lai. Đây được xem là cánh tay đắc lực trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ở Việt Nam, ngành công nghệ sinh học đang thiếu hụt một lượng lớn nhân lực có chuyên môn cao.
Ngành công nghệ sinh học là gì?
Ngành Công nghệ sinh học có tên gọi tiếng Anh là Biotechnology. Đây là một ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kết hợp giữa nền tảng khoa học về sự sống và uy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật để tạo ra được những quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Công nghệ sinh học là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ trong nền kinh tế năng động, hiện đại và đang hội nhập nhanh chóng của Việt Nam. Hiện nay, ngành này là một trong bốn hướng công nghệ được Chính phủ định hướng phát triển dài hạn. Sinh viên được đào tạo đúng hướng sẽ làm chủ nhiều cơ hội nghề nghiệp lý tưởng.
Ngành khoa học của tương lai
Công nghệ sinh học trở thành ngành mũi nhọn được nhiều nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển. Tại Việt Nam, Công nghệ sinh học cũng trở thành nằm trong chiến lược phát triển từ nay đến 2023 nhằm ứng dụng cho các lĩnh vực như nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, y học và bảo vệ môi trường.
Trong đó, Công nghệ sinh học được đặc biệt ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán và điều trị các bệnh nguy hiểm; ứng dụng trong công nghệ tế bào gốc, sản xuất vaccine; tạo giống vật nuôi, cây trồng, thủy hải sản có chất lượng, năng suất và giá trị cao; tạo ra sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi.
Vì lẽ đó, Nhà nước không chỉ dốc lực đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu mà còn thành lập nhiều phòng thí nghiệm, trung tâm công nghệ sinh học trọng điểm. Hiện nay trên cả nước có khoảng 500 trung tâm, đơn vị hoạt động liên quan đến ngành Công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên thế giới (Apple, Facebook, Toshiba, Fujitsu,…) và Việt Nam (FPT, VinGroup,… cũng bắt đầu triển khai các dự án đầu tư liên quan đến ngành này. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ sinh học sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Mức lương xứng đáng với giá trị “vàng mười”
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Công nghệ sinh học được đánh giá là một trong những nghề nghiệp “vàng mười” cho các bạn trẻ thuộc thế hệ Z. Chính vì thế, cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học đối với những bạn sinh viên được đào tạo bài bản là rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể dễ dàng xin được những công việc như:
-Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.
-Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.
-Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng…), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
-Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
-Giảng dạy Sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng.
Lương ngành công nghệ sinh học quyết định dựa vào các yếu tố khác nhau như tuỳ vị trí làm việc, kiến thức chuyên môn và trình độ làm việc. Tuy nhiên, cơ hội tăng tiến của ngành này vô cùng lớn.
Theo anh Trần Nhật Nam, chuyên viên Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại một doanh nghiệp chế biến nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Cơ hội thăng tiến của ngành công nghệ sinh học rất nhanh. Bởi lẽ, đặc thù ngành này là sự tích lũy kiến thức, các tân cử nhân có thể mất 6 tháng đến 1 năm làm việc với mức lương khoảng 7-9 triệu đồng/ tháng nhưng sau khi đã vững vàng kiến thức và kinh nghiệm có thể đạt được mức lương 18-20 triệu trong thời gian ngắn hơn các ngành khác rất nhiều”.
Xét trên mặt bằng chung, đối với các cử nhân chưa có kinh nghiệm, lương ngành công nghệ sinh học trung bình khoảng 8 triệu đồng/tháng. Kỹ sư công nghệ sinh học có mức lương khá ổn định, dao động từ khoảng 12 – 20 triệu đồng/tháng, tuỳ vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mỗi người. Bên cạnh đó, kỹ sư công nghệ sinh học còn được khoản phúc lợi từ công ty cũng như các khoản phụ cấp khác theo luật đang hiện hành.
Tuy nhiên, nếu có lợi thế về ngoại ngữ, chúng ta có thể lựa chọn con đường du học và làm việc ở nước ngoài với mức lương lên đến hơn hơn 2,6 tỷ đồng mỗi năm.
Nguồn: