Bảng xếp hạng game bài đổi thuong

Những điều cần biết về dịch COVID-19

Trước tình hình diễn biến phức tạo của dịch Covid-19, Khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng kính gửi quý độc giả những điều cần biết về dịch Covid-19 này

nhung dieu can biet ve virut covid 19
Bản đồ dịch Covid-19 toàn cầu
Vi rút gây bệnh Covid-19 là gì?

Đây là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi cấp ở người và có sự lây lan từ người sang người gọi là bệnh COVID-19. Vi rút này được gọi là SARS-CoV-2 và có nguồn gốc từ động vật. Các phân tích của nhiều phòng thí nghiệm cho thấy dường như dơi là vật chủ của vi rút này nhưng để sang người phải qua vật chủ trung gian khác. Vật chủ trung gian này chưa được xác định. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Vi rút gây bệnh Covid -19 là một Betacoronavirus, giống như MERS và SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi và các động vật khác. Vi rút corona là một họ vi rút lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của nó. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà. Vi rút này rất nhạy cảm với nhiệt độ và tia cực tím cũng như các chất sát trùng.

Hiện nay dịch COVID -19 đã trở thành đại dịch, lan rộng ra toàn cầu với hơn 130 nước ghi nhận các ca bệnh. Dịch đã làm gần 100 000 người mắc và hơn 4000 người chết. Những người tử vong phần lớn là người già, đặc biệt là những người trên 80 tuổi. Những nước có người mắc và chết nhiều nhất là Trung Quốc, Italia, I ran, Hàn Quốc. Toàn bộ châu Âu đang bị dịch lan tràn, một số quốc gia đã phong tỏa toàn quốc.

Tại Việt Nam, đến ngày 13 tháng 3 năm 2020 đã ghi nhận 45 trường hợp, chưa có tử vong. Tất cả các ca bệnh đều từ nước ngoài xâm nhập vào và lây ra những người tiếp xúc gần trong cộng đồng. Một số khu vực ở Hà Nội, Bình Thuận đang bị phong tỏa. Hàng chục ngàn người đã được cách ly tập trung. Các trường học đã bị đóng cửa, nghỉ học. Các lế hội, hội họp tập trung đông người đã bị hủy. những khách nhập cảnh vào Việt Nam đều phải đo thân nhiệt tại sân bay.

Cơ chế SARS-CoV2 lây lan như thế nào?
Vi rút corona này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Vì rút được truyền qua các giọt bắn khi người ta ho, hắt hơi hay nói chuyện. Khi ta ho các giọt có thể bắn xa tới 3-4 mét. Những giọt bắn này có thể lưu lại trong không khí một thời gian đến 10 phút rồi rơi xuống bề mặt. Trên bề mặt kim loại nó có thể tồn tại tới 12 giờ.

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật có vi rút bám vào (như nắm đấm cửa, nút bấm thang máy, tay vịn cầu thang vvv)hoặc bắt tay người bệnh sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Những triệu chứng và biến chứng của Covid-19
Theo báo cáo, các bệnh nhân mắc Covid -19 từ nhẹ đến nặng hoặc thậm chí không có triệu chứng rõ rệt. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 80% là bệnh nhân nhẹ và 20% bệnh nhân nặng là những người có thể bị viêm phổi. Các bệnh nhân có các biểu hiện bệnh bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Sốt có thể cao hoặc sốt nhẹ. Ho khan liên tục. Cảm giác khó thở biểu hiện thấy nặng hoặc nghẹn trong cổ họng và ngực. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, bệnh có thể diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch, những người cao tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong càng lớn.. Có những bệnh nhân vừa phát triệu chứng đã tử vong do suy hô hấp.

Khuyến cáo chủ động phòng bệnh
Để chủ động phòng chống bệnh Covid -19 Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
– Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
– Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
– Những người trở về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh Covid-19 phải khai báo y tế hoặc báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn cách ly tập trung hoặc tại nhà.. Những người có tiếp xúc với các đối tượng mình nghi ngờcó bệnh  mà  trong vòng 14 ngày có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.Cụ thể, ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:
1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.

3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải, khăn tay hoặc khăn giấy; thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga – Trưởng Khoa YTCC và Điều dưỡng, Trường ĐH Quang Trung

Thông báo mới

Previous slide
Next slide

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x