Bảng xếp hạng game bài đổi thuong

Chức năng – Nhiệm vụ

I. Chức năng

– Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành.

– Quản lý các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

– Quản lý cơ sở vật chất bằng nghiệp vụ tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn.

– Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động tài chính tại các đơn vị thuộc, trực thuộc.

– Kiểm soát việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng.

– Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính hàng năm của Trường trình Hiệu trưởng và Bộ Công Thương phê duyệt.

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của Trường.

II. Nhiệm vụ

1. Thực hiện thu chi tài chính

Lập dự toán thu chi tài chính hàng năm:

Xây dựng dự toán thu- chi Ngân sách.

Xây dựng dự toán thu – chi Đầu tư xây dựng cơ bản.

Xây dựng dự toán thu – chi sự nghiệp.

Thanh quyết toán các nguồn kinh phí:

Cân đối nguồn vốn trên cơ sở bám sát dự toán, kế hoạch thu chi, thực hiện thu chi đúng nguyên tắc quản lý tài chính.

a. Chi thường xuyên:

– Thanh toán tiền lương, phụ cấp lương qua tài khoản ATM; tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ, viên chức toàn trường theo bảng tính lương hàng tháng.

– Thanh toán tiền phụ cấp dạy vượt giờ cho giảng viên theo năm học dựa trên bảng thanh toán khối lượng vượt định mức giờ giảng do Phòng Đào tạo cung cấp.

– Thanh toán tiền giảng dạy các loại hình đào tạo khác: Liên thông, liên kết, bằng 2…

– Thanh toán tiền thù lao giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng ngoài Trường.

– Thanh toán tiền học bổng và các khoản trợ cấp cho học sinh diện chính sách theo chế độ của Nhà nước cho từng học kỳ.

– Thanh toán các hoạt động dịch vụ công cộng: Tiền điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường…

– Thanh toán vật tư văn phòng: Văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ văn phòng…

– Thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: Tiền điện thoại, cước bưu điện, Internet, tuyên truyên, quảng cáo, sách báo, tạp chí của Thư viện…

– Thanh toán tiền hội nghị, hội thảo, công tác phí.

– Thanh toán chi phí các đoàn đi công tác nước ngoài, các đoàn nước ngoài vào làm việc với Trường.

– Thanh toán sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn phục vụ công tác chuyên môn và các cơ sở hạ tầng: ôtô, trang thiết bị, điện, nước, nhà xưởng, đường xá…

– Thanh toán hoạt động nghiệp vụ chuyên môn: Vật tư thí nghiệm, bảo hộ lao động, sách báo tài liệu chuyên ngành, các hợp đồng thuê khoán chuyên môn, tiền nhuận bút viết giáo trình…

– Thanh toán tiền mua sắm tài sản: Phần mềm máy tính, bằng sáng chế, thiết bị tin học, điều hoà, máy photo, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ đào tạo…

b. Chi không thường xuyên:

– Thanh toán vốn đối ứng Ngân sách Nhà nước các dự án, chương trình đào tạo, chương trình mục tiêu quốc gia theo dự toán đã được Bộ phê duyệt.

– Thanh toán kinh phí Nghiên cứu khoa học cho các đề tài cấp Trường, cấp Bộ, Nhà nước, các đề tài thuộc chương trình khác theo thuyết minh, dự toán đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Thanh toán kinh phí Đào tạo lại cán bộ theo dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt.

– Chi phúc lợi, khen thưởng, thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức.

– Chi đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp: đào tạo, nghiên cứu khoa học, bổ sung mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, góp vốn liên kết, liên doanh theo quyết định của Hiệu trưởng.

c. Chi Đầu tư Xây dựng cơ bản:

Thanh toán theo thủ tục quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước quy định.

d. Quyết toán các nguồn kinh phí:

Cuối mỗi kỳ báo cáo (theo quý, năm) tập hợp số liệu làm báo cáo quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc và các đơn vị liên kết ngoài Trường

a. Đối với các đơn vị trực thuộc Trường:

– Định kỳ hàng quý, Phòng Tài chính – Kế toán cử cán bộ phụ trách theo dõi tài chính tại các đơn vị có hoạt động thu – chi để hướng đẫn, kiểm tra việc mở sổ sách, báo cáo quyết toán đúng chế độ Nhà nước và quy định của nhà trường.

– Tập trung mọi nguồn thu – chi tại các đơn vị về Phòng Tài chính – Kế toán quản lý.

b. Đối với các đơn vị liên kết:

Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà trường.

3. Báo cáo hoạt động tài chính của Trường:

– Định kỳ hàng năm tổng hợp số liệu lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính theo quy định của Bộ Tài chính trình Hiệu trường và Bộ Công Thương phê duyệt.

– Phối hợp với các đơn vị lập báo biểu, báo cáo cho từng hoạt động cụ thể theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

– Cuối năm tài chính, lập báo cáo kết quả hoạt động tài chính trình Hiệu trưởng trên cơ sở đó phân tích, tham mưu cho Hiệu trưởng về tình hình quản lý, phân bổ các nguồn kinh phí, có kế hoạch xây dựng dự toán thu chi cho năm sau.

– Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phòng ban chức năng làm tốt công tác quản lý tài sản, điện, nước, điện thoại và các hoạt động liên quan đến tài chính.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

4. Các quyền hạn được giao để thực hiện công việc:

– Có quyền kiểm tra kiểm soát các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các hợp đồng mua bán tài sản, xây dựng trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt.

– Thực hiện quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán.

– Có quyền yêu cầu các bộ phận cá nhân có liên quan trong đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu chứng từ có liên quan đến công tác kế toán.

– Kiểm tra việc lập và thực hiện dự toán thu chi của các đơn vị, yêu cầu chấp hành các quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ và tiêu chuẩn định mức thu chi theo quy định của Nhà nước.

– Từ chối kiểm tra kế toán nếu xét thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định trong các văn bản luật pháp về kế toán.

 

Thông báo mới

Previous slide
Next slide